Xác lập quản lý hệ thống thông tin với môi trường
Biện pháp này nhằm thiết lập quản lý hệ thống thông tin qua lại giữa tổ chức với môi trường bên ngoài, nhờ đó có thể theo sát diễn biến về sự biến động của môi trường để tổ chức chủ động trong việc nắm bắt cơ hội và phòng ngừa các bât trắc mà môi trường có thể gây ra cho tổ chức.
Muốn vậy, tổ chức cần có bộ phận chuyên nghiên cứu về môi trường, đặc biệt chú trọng nghiên cứu khách hàng, nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi các cơ chế, chính sách, luật pháp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ…
Dự báo, dự đoán
Để đưa ra các quyết định quản trị, các nhà quản trị thường phải dự báo dự đoán trước về xu thế biến động của các yếu tổ của môi trường. Nêu dự báo dự đoán có cơ sở khoa học sát với thực tế là tiền đề cua các quyẽt định hợp lý. Ngược lại dự báo, dự đoán sai sẽ dẫn đến quyết định sai lầm và hậu quả không thể lường trước được. Công tác dự báo dự đoán cần phải dược tiến hành một cách khoa học.
Biện pháp dùng đệm
Để hạn chế những hậu quả từ những rủi ro bất trắc do sự tác động cùa môi trường có thể áp dụng biện pháp dùng đệm ở cả hai đầu.
Có đầu vào doanh nghiệp chủ động dự trữ nguyên nhiên vật liệu để đề phòng khi nhà cung cấp không cung cấp kịp thời.
Lực lượng lao động doanh nghiệp có thể chủ động đào tạo, tuyển dụng bằng cách liên kết với các cở sở giáo dục đào tạo để có lực lượng lao động dự bị.
Ở đầu ra, doanh nghiệp không trực tiếp phân phối hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng mà phân phối theo kênh dài và sử dụng các trung gian trong phân phối để chia sẻ rủi ro.
Biện pháp san bằng
Một số hàng hóa sản xuất và tiêu dùng có tính thời vụ, do đó vào thời kỳ trái vụ sản xuất có thể có hiện ượng hút hàng, hàng hóa khan hiếm, nhu cầu tăng đột biến, doanh nghiệp có thể dùng chính sách giá cao để san bằng nhu cầu, giảm bớt căng thẳng cho thị trường.
Biện pháp hạn chế
Khi hàng hóa tiêu thụ chậm, tổ chức thường hạn chế bằng cách giảm bớt sản lượng sản xuất, thu hẹp quy mô, hoặc chuyển hướng sản xuất.
Khi phân phổi, tiêu thụ sản phẩm, lúc đầu để chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp thường mở rộng các đại lý, các điểm phân phối hàng hóa, nhưng sau một thời gian cần có sự chọn lọc hạn chế bởi các đại lý hoặc các điểm bán hàng để có thể tập trung làm tốt các dịch vụ phục vụ khách hàng.
Biện pháp hợp đồng
Ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp và các nhà phân phối là biện pháp để ổn định cả đầu vào và đầu ra cho tổ chức. Bởi vì khi ký kết hợp đồng, do tính chất pháp lý của hợp đồng, những cam kết của nhà cung cấp và nhà phân phối sẽ báo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp tránh được bất trắc.
Biện pháp liên kết
Đây là biện pháp để đối phó với cạnh tranh. Các tổ chức hoạt động trong cùng một lĩnh vực, tuy cạnh tranh với nhau nhưng cũng thường hợp lại với nhau theo phương châm là các bên cùng có lợi. Biện pháp này bao gồm những chiến thuật như: Thỏa thuận phân chia thị trường phân chia khu vực hoạt dộng, thống nhất về giá hợp nhất hoạt dộng chung và điều khiển chung.
Ví dụ: Tham gia hiệp hội, nghiệp đoàn: Hiệp hội xuất khẩu gạo, cà phê…
Biện pháp kết nạp
Nhà quản trị có thể dùng tới biện pháp dung nạp thu hút những mối de dọa từ môi trường cho tổ chức của họ.
Biện pháp bảo hiểm, báo lãnh
Chủ động đề phòng bất trắc rủi ro bằng cách mua bảo hiểm cho hàng hóa hay yêu cầu đối tác phải có sự đảm bảo, bảo lãnh.
Quảng cáo
Để thu hút, lôi kéo khách hàng. Hoạt động quảng cáo là cần thiết nhằm củng cố tăng cường uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên cạnh các biện pháp trên muốn tồn tại và phát triển vừng mạnh, các tổ chức cần chú trọng công tác hoạch định chiến lược lâu dài. Vì hoạch định chiến lược lâu dài là biện pháp tích cực để doanh nghiệp thích ứng và đối phó hữu hiệu với sự thay dổi của môi trường.
Tài liệu tham khảo
- Chế độ đãi ngộ – luatlaodong.vn
- Quản trị nhân sự – elib.vn